TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ PHỐ

Ngày nay, với nhu cầu ngày càng chú trọng vào hình thức vẻ đẹp bên ngoài cùng không gian mang phong cách riêng biệt, các chủ đầu tư luôn ưu tiên chọn những đơn vị có khả năng thiết kế thi công nhà phố đẹp. Vậy bạn đã hiểu rõ tổng quan về dịch vụ thiết kế thi công nhà phố chưa, hãy cùng Triết Nam tìm hiểu nhé!

1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ PHỐ

Nhà phố có người nghe lạ có người nghe quen, nhưng thật sự đó là ngôi nhà phổ biến nhất hiện nay, chúng còn có một tên gọi khác đó là “nhà ống”. Loại nhà mà có mặt tiền không được nhiều, đa phần chủ yếu chỉ có một mặt giáp với mặt đường, chiều dài cũng khiêm tốn, nên đa phần nhà phố thường bạn sẽ thấy rằng sẽ được xây dựng sát nhau.

Nhà phố là dạng nhà ở phổ biến ở thành thị, phố thị nơi mà dân cư tập trung khá đông đúc, phố xá phát triển, giao thông thuận tiện cho việc đi lại và kinh doanh, có nhà phố mặt tiền, nhà phố hẻm…

 

2. XÂY DỰNG NHÀ PHỐ DỰA THEO YẾU TỐ NÀO?

Để xây dựng được một căn nhà phố theo yêu cầu bạn cần dựa vào công năng cũng như về diện tích mình đang sở hữu để chọn cho phù hợp.

2.1 Xác định công năng sử dụng

- Nhà phố ra đời dựa mục đích bạn sử dụng căn nhà đó, dùng để sinh sống hoặc kinh doanh buôn bán. Thường nhà phố đa phần đồng bộ, chứ không hề đơn điệu. Nhà phố phát triển càng mạnh thì càng khẳng định thành phố đó ngày càng lớn mạnh.

- Dân số ngày càng đông, mà diện tích xây dựng lại không thay đổi, nhu cầu sử dụng của con người lại càng cao, việc nhà phố ra đời nhằm tiết kiệm diện tích và vẫn đảm bảo yêu cầu của người sử dụng.

- Để cuộc sống kinh tế khá giả hơn, tiếp cận được nền kinh tế phát triển hơn, nhiều người đã quyết định rời khỏi nơi thôn quê, nhà cửa rộng mênh mông để chọn lên thành thị chật hẹp sinh sống. Để phục vụ được với nhu cầu của người dân thì chỉ có nhà phố là phù hợp nhất với vị trí nơi đây.

 

2.2 Xác định diện tích, mặt bằng.

- Diện tích nhà phố thường không lớn, hẹp chiều ngang, rộng về chiều sâu, các nhà thường liền kề nhau, không gian chật chội hơn ở các tỉnh thành khác. Việc tạo không gian xanh cho ngôi nhà hết sức thiết thực. Có thể khai thác góc ban công, giếng trời, gầm cầu thang, trên sân thượng... nên trồng các loại cây xanh trang trí tại cho không gian thoáng đãng hơn.

- Diện tích nhỏ nên nhà phố thường được xây dựng nhiều tầng, đồng bộ, ngăn nắp, sạch sẽ, các mặt đều hướng ra phố, tạo nên một mô hình đồng đều, tạo mỹ quan cho đô thị. 

- Gia đình khá giả thì có thể xây dựng nhà phố có diện tích rộng rãi hơn, thậm chí có cả sân vườn. Diện tích chiều ngang và chiều dọc tương đối thoải mái, xung quanh nhà trồng nhiều cây tạo không gian xanh, kết hợp hồ cá, thác nước, tạo cảm giác thoải mái trong lành cho người sử dụng.

- Còn những nhà phố thương mại thì diện tích, mặt bằng thường ở những khu vực mặt tiền, người qua lại nhộn nhịp, dễ buôn bán.

- Có những khu nhà rất đồng đều, kiến trúc bên trong bên ngoài hầu như giống nhau, tạo cho đô thị một không gian khoa học, có giá trị thẩm mỹ cao.

 

3. QUY TRÌNH THI CÔNG NHÀ PHỐ

3.1. Công đoạn chuẩn bị mặt bằng

Việc đầu tiên là cần chuẩn bị mặt bằng đáp ứng đúng với nhu cầu của bạn để  thi công. Để có thể tiến hành thi công nhà phố thì trước hết bạn cần cho các kỹ sư, kiến trúc sư biết được những mong muốn và nhu cầu sử dụng của gia đình để có thể đưa ra được một bản vẽ thiết kế chuẩn nhất. Trong bản vẽ thiết kế cần thể hiện rõ mặt tiền, kết cấu và kiến trúc của ngôi nhà.

Có bản vẽ cũng hạn chế được một phần những lỗi không đáng có trong suốt thời gian quá trình thi công nhà phố.

Khi đã thống nhất, bản vẽ hoàn tất việc thi công nhà sẽ được tiến hành. Công đoạn cần chuẩn bị tiếp theo chính là mặt bằng.

Sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nếu mảnh đất của bạn sắp xây dựng là đất trống. Ngược lại, đó là nơi đã từng được xây dựng thì phải phá dỡ. Chuẩn bị mặt bằng thi công còn phải chuẩn bị tất cả các vật liệu, máy móc, thiết bị để phục vụ cho quá trình xây dựng.

 

3.2. Công đoạn xây thô

Thi công phần thô nhà phố là công đoạn được xem là quan trọng nhất. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngôi nhà sau này. 

Trong quá trình xây dựng các kỹ sư xây dựng chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên. Gia chủ cũng nên kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng thi công.

Việc đào móng, xử lý nền, thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông móng từ đầu cọc ép và cọc khoan nhồi trở lên. Phải dựa vào kết cấu thực tế của nhà và điều kiện thổ nhưỡng để sử dụng loại móng tương ứng và kỹ thuật thi công cũng phải phù hợp. Hai loại móng phổ biến được dùng nhiều hiện nay là móng băng và móng cọc.

Tiếp theo là việc thi công xây dựng các công trình ngầm như: bể tự hoại, hố ga. Thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông bản cầu thang, tất cả các tầng, sân thượng, mái theo thiết kế.

Về phần thi công mái, mỗi loại mái có thời gian và kỹ thuật thi công khác nhau. Bạn có thể lựa chọn mái tôn, mái ngói hoặc mái bê tông. So với mái bê tông và mái tôn thì việc làm mái ngói sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí nhiều hơn.

Các công đoạn tiếp theo bao gồm xây gạch, trát hoàn thiện tường, lắp đặt hệ thống điện, nước, thi công chống thấm,…

 

3.3. Công đoạn hoàn thiện

Công đoạn hoàn thiện nhà phố không phải lúc nào cũng giao cho nhà thầu xây dựng. Bạn có thể nhờ các bên chuyên về trang trí nội thất hỗ trợ bạn trong việc hoàn thiện bề ngoài cho ngôi nhà.

Một số chủ nhà có thể có nhiều thời gian. Họ giám sát, theo dõi công trình, chỉ chọn dịch vụ xây thô để tiết kiệm chi phí nhất định.

Công đoạn hoàn thiện không khó như xây thô. Chủ yếu trong giai đoạn này sẽ phải hoàn thiện các nội thất, ngoại thất. Lưu ý rằng phải có sự hài hòa cân đối giữa các không gian trong ngôi nhà.

Trên đây là bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm chút kiến thức về việc thiết kế thi công nhà phố trở nên đẹp hơn. Mong rằng bạn sẽ tìm được đơn vị phù hợp để bạn có yên tâm cho không gian sống của mình.

 

4. LIÊN HỆ TƯ VẤN THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ PHỐ

Hotline: 0909 945 071

Email: xaydungtrietnam@trietnam.com

Website: https://trietnam.com/

Địa Chỉ: 224 đường Hùng Vương, KP.Phước Kiểng, Nhơn Trạch, Đồng Nai

Nhập Thông Tin Để Được Liên hệ
Gửi Yêu cầu